Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là một bệnh lý ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh thậm chí gây tử vong nếu không được điều trị sớm. Vì vậy, người bệnh nên nhận biết triệu chứng nhiễm khuẩn tiết niệu, nguyên nhân gây bệnh để có cách điều trị hiệu quả. Dưới đây là những thông tin chi tiết!

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là bệnh gì

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là bệnh lý nhiễm khuẩn xảy ra ở hệ tiết niệu. Đây là một bệnh lý phổ biến và có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu được xác định bởi sự nhiễm khuẩn của vật chứa đựng (cơ quan hệ tiết niệu) và vật được chứa đựng (nước tiểu).

Trong đó, đường tiết niệu nhiễm khuẩn thường có hai yếu tố:

Nhiễm khuẩn chất được chứa đựng: Thể hiện sự hiện diện của vi khuẩn trong nước tiểu (còn được gọi là khuẩn niệu).

Nhiễm khuẩn vật để chứa đựng: Thường là viêm chủ mô thận hay viêm đường tiết niệu trên hoặc dưới. 

Nhiễm khuẩn đường niệu thường bao gồm cả hai yếu tố trên. Trong đó nhiễm khuẩn tiết niệu ở nữ cũng tương tự nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở nam, thường xảy ra ở các vị trí từ thận tới lỗ niệu quản (đường tiết niệu trên), từ bàng quang tới niệu đạo (đường tiết niệu dưới). Tỷ lệ người có các triệu chứng nhiễm khuẩn tiết niệu thường phổ biến do bệnh đường tiết niệu dưới. 

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Nguyên nhân gây bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nguyên nhân gây ra triệu chứng nhiễm khuẩn tiết niệu thường do vi khuẩn E. Coli (chiếm tới 75%). Ngoài ra, một số loại vi khuẩn như Gr (+), vi khuẩn kỵ khí, Corynebacterium, Mycoplasma… cũng có thể là nguyên nhân bệnh viêm đường tiểu.

Một số loại vi khuẩn được tìm thấy trong nước tiểu cũng có thể là yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng toàn thân (trong đó có nhiễm khuẩn tiết niệu) là Salmonella, Leptospira…

Rất khó để xác định chính xác con đường xâm nhập của vi khuẩn tại đường tiết niệu. Tuy nhiên, nhìn chung có 4 con đường xâm nhập chính của vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu là: 

⛔ Nhiễm khuẩn ngược dòng:

 Vi khuẩn xâm nhập từ miệng sáo tới niệu đạo, vào bàng quang và lên tới thận. Một số nguyên nhân gây nhiễm khuẩn ngược dòng là do hẹp bao quy đầu, hẹp niệu đạo, u xơ tuyến tiền liệt, niệu quản lạc chỗ, trào ngược bàng quang – niệu quản…

⛔ Nhiễm khuẩn theo đường máu:

 Tỷ lệ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu theo đường máu thấp hơn nhiễm khuẩn ngược dòng tuy nhiên cũng rất nguy hiểm. Khi máu có vi khuẩn xuất phát từ các ổ nhiễm khuẩn trong cơ thể có thể dẫn tới nhiễm khuẩn thận và hệ tiết niệu. Loại vi khuẩn hay xâm nhập theo đường máu là cầu khuẩn.

⛔ Nhiễm khuẩn theo đường bạch huyết:

 Ít gặp hơn hai nguyên nhân trên. Các chuyên gia cho rằng con đường này thường do nhiễm khuẩn ở đại tràng hoặc cổ tử cung gây ra. 

⛔ Nhiễm khuẩn từ các cơ quan lân cận:

Nếu các cơ quan lân cận bị nhiễm khuẩn thì nguy cơ người bệnh bị các triệu chứng nhiễm khuẩn tiết niệu sẽ rất cao.

Một số yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn tiết niệu là: 

  • Mắc các bệnh lý gây ứ đọng và tắc nghẽn đường nước tiểu.
  • Có dị vật trong hệ tiết niệu.
  • Có sự xuất hiện của sỏi tiết niệu ngay cả khi sỏi không gây tắc nghẽn.
  • Người bệnh có u đường tiết niệu.
  • Người có sức đề kháng yếu có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường dễ bị nhiễm khuẩn niệu.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Triệu chứng nhiễm khuẩn tiết niệu

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể xảy ra ở bất cứ cơ quan nào của đường tiết niệu. Vì vậy, các dấu hiệu của viêm đường tiểu rất đa dạng, tùy thuộc vào vị trí bị tổn thương và mức độ bệnh. Trong đó, các chuyên gia y tế chia các biểu hiện viêm đường tiểu theo hai dạng: 

Triệu chứng nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên là tình trạng nhiễm khuẩn từ thận tới niệu quản và chủ yếu là ở thận. Các bệnh lý thường gặp ở đường tiết niệu trên là: viêm đài thận, viêm bể thận, sỏi thận… với các triệu chứng điển hình là:

  • Sốt cao trên 39 độ kèm rét run, mạch đập nhanh.
  • Đau nhức một bên thắt lưng.
  • Tiểu đục, đái buốt, đái ra máu, đái rắt…
  • Xuất hiện các cơn đau quặn ở thận.
  • Buồn nôn, nôn, sút cân, mất ngủ…

Triệu chứng nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới

Là tình trạng nhiễm khuẩn bàng quang, niệu đạo và cơ quan sinh dục. Người bệnh thường gặp các hình thái sau: viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn cấp… Các triệu chứng nhiễm khuẩn tiết niệu dưới thường là:

✔️ Sốt cao, một số trường hợp sốt trên 39 độ C.

✔️ Các triệu chứng kích thích bàng quang như: đái rắt, đái buốt, đau tức hạ vị, nước tiểu đục, có máu hoặc mủ.

✔️ Đau rát ở cơ quan sinh dục.

Ngoài các triệu chứng trên, có nhiều trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu không triệu chứng, người bệnh chỉ phát hiện được bệnh khi thực hiện cấy nước tiểu có vi khuẩn.

Biến chứng của nhiễm trùng tiết niệu

Các triệu chứng nhiễm khuẩn tiết niệu nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: 

❌ Viêm bể thận mức độ nặng gây tổn thương thận vĩnh viễn.

❌ Nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn xâm nhập, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

❌ Hẹp niệu đạo do viêm niệu đạo tái phát nhiều lần.

❌ Ở phụ nữ mang thai, nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể gây ra sảy thai hoặc sinh non. 

Cách chẩn đoán nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Một số phương pháp thường được dùng để chẩn đoán nhiễm khuẩn đường tiết niệu là:

? Chẩn đoán cận lâm sàng: Căn cứ vào các triệu chứng bệnh và xét nghiệm tìm vi khuẩn trong nước tiểu. Một số xét nghiệm cận lâm sàng khác hỗ trợ là: Chụp X quang, siêu âm, xét nghiệm máu…

? Cấy nước tiểu: Được dùng khi người bệnh không có các triệu chứng bệnh lâm sàng. Trước khi thực hiện, các bác sĩ thường làm kháng sinh đồ để xác định loại vi khuẩn và điều trị đúng. Số lượng vi khuẩn trong nước tiểu >105/ml hoặc một số trường hợp có nhiều bạch cầu với số lượng >104/ml được chẩn đoán là nhiễm khuẩn tiết niệu.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Cách điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là một bệnh lý nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, khi có các triệu chứng của bệnh viêm đường tiểu, người bệnh cần đi thăm khám ngay, các bác sĩ sẽ tư vấn điều trị phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Một số phương pháp điều trị bệnh phổ biến là: 

Điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu nội khoa

Các bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh phụ thuộc vào tình trạng và sức khỏe người bệnh. Đây cũng là phương pháp điều trị phổ biến nhất của bệnh. Điều trị nội khoa cần căn cứ theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc, tăng liều hoặc giảm liều…

Điều trị ngoại khoa

Phương pháp điều trị ngoại khoa được thực hiện khi nhiễm khuẩn đường tiết niệu gây tắc nghẽn đường tiểu. Lúc này các bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp phẫu thuật để thông tắc đường tiểu cũng như hạn chế các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Khi thấy có triệu chứng nhiễm khuẩn tiết niệu, bạn cần phải đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa như phòng khám chuyên khoa nam học TP.HCM để được thăm khám và tư vấn điều trị. Phòng khám với đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào khác liên quan đến viêm đường tiết niệu dấu hiệu hoặc những bệnh lý khác, hãy liên hệ với phòng khám qua hotline, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn và hỗ trợ bạn đặt lịch khám miễn phí.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đến trực tiếp địa chỉ phòng khám tại 2N Phạm Hữu Chí, P.12, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh (đối diện Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương – Lý Thường Kiệt) để được tư vấn triệu chứng nhiễm khuẩn tiết niệu nhanh chóng nhất. Rất hân hạnh được đón tiếp!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now